TÁC HẠI CỦA BỆNH VIÊM TAI GIỮA VÀ NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CẨN BIẾT

16/06/2020 admin
TÁC HẠI CỦA BỆNH VIÊM TAI GIỮA VÀ NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CẨN BIẾT

1. Tác hại của viêm tai giữa

  • Viêm tai giữa ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người mắc bệnh. Đặc biệt khi cơ thể suy yếu, hệ miễn dịch suy giảm thì các triệu chứng của viêm ngày càng nặng hơn và để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng nếu không được khám và điều trị kịp thời.
  • Bệnh viêm tai giữa có thể làm tổn thương đến các dây thần kinh mặt và dây thần kinh tai, còn có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn (như điếc tai, tê liệt mặt), thậm chí gây viêm màng não, gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
  • Bệnh viêm tai giữa gây ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh như: có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương,…ảnh hưởng đến thính lực, thậm chí mất khả năng nghe bình thường. Ở trẻ nhỏ sẽ dẫn đến rối loạn ngôn làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng giao tiếp xã hội sau này.
  • Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em không chỉ ảnh hưởng đến thính lực, gây ra nguy cơ bị méo mặt lệch hàm mà còn có thể khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài dẫn tới tình trạng kiệt sức. Trong khi đó, bệnh viêm tai giữa rất phổ biến với trẻ nhỏ. Thống kê cho thấy, có tới 70% trẻ nhỏ bị viêm tai giữa, mỗi bé có thể bị 1 – 2 đợt viêm tai giữa trong đời

2. Những biến chứng nguy hiểm từ viêm tai giữa

  • Một số biến chứng nguy hiểm như:
  • Nhiễm trùng, biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Viêm tai giữa cấp có thể dẫn đến những biến chứng sọ não cực kỳ nguy hiểm như viêm màng não, áp xe não do tai, gây liệt dây thần kinh mặt (dây số VII). Khi đó, nếu không được điều trị tích cực, bệnh nhân rất dễ tử vong.
  • Nếu để lâu, bệnh sẽ gây ra biến chứng khó chữa và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và cả đời sống tinh thần của người bệnh.

3. Phòng bệnh viêm tai giữa như thế nào?

  1. Phòng ngừa viêm tai giữa cho trẻ em
  • Rửa tay và bàn tay trẻ thường xuyên.
  • Cách ly các đồ vật không sạch sẽ ra khỏi trẻ mới biết đi hoặc miệng của bé.
  • Tránh môi trường khói thuốc hoặc nơi mà người ta thường xuyên hút thuốc.
  • Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ và đúng lịch.
  • Không nên tiếp tục sử dụng núm vú giả khi bé đã được 1 tuổi.
  • Cho con bú sữa mẹ nếu có thể, vì nó có thể giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm tai giữa.
    1. Cách phòng tránh viêm tai giữa ở người lớn
  • Khi vệ sinh tai cần phải nhẹ nhàng, cẩn thận tránh làm tổn thương niêm mạc tai hoặc thậm chí thủng màng nhĩ gây viêm tai giữa.
  • Không để nước bẩn xâm nhập vào tai (chú ý khi gội đầu và khi đi bơi).
  • Điều trị triệt để các bệnh lý về mũi họng khác.

Các tin khác