MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH ĐAU DẠ DÀY

23/06/2020 admin
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH ĐAU DẠ DÀY

Một số nguyên nhân gây nên bệnh đau dạ dày

  • Cơ thể không dung nạp gluten (một loại protein trong lúa mì)

Khi cơ thể không dung nạp gluten sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn tự miễn dịch, khiến ruột non không hoạt động bình thường và không còn khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Bệnh sẽ gây đau dạ dày từ nhẹ tới nặng, kèm các triệu chứng như đầy hơi, mệt mỏi.

  • Vấn đề liên quan tới tuyến giáp

Tuyến giáp nằm ở vị trí cổ nhưng bộ phận này ảnh hưởng khá nhiều tới phần dưới của cơ thể, cụ thể tuyến giám chịu trách nhiệm điều chỉnh chức năng của hệ tiêu hóa.

Khi tuyến giáp gặp trục trặc, sản xuất nhiều hormone gây tình trạng cường giáp, tăng hoạt động đường tiêu hóa dẫn tới bệnh tiêu chảy, vùng bụng bị chuột rút. Ngược lại nếu tuyến giáp giảm sản xuất tí hormone đi, sẽ khiến đường tiêu hóa hoạt động chậm, ảnh hưởng tới dạ dày gây đau dạ dày, đầy hơi, khó chịu.

  • Nhiễm các loại vi khuẩn, nấm

80% người bị đau, viêm loét dạ dày là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) và nhiễm nấm hoặc các loại ký sinh trùng (thường là loại anisakis).

  • Viêm ruột

Viêm bên trong ruột già, ruột non gây sẹo, đau bụng, tắc ruột, chảy máu trực tràng, nguyên nhân đau dạ dày này có thể giảm hoặc bùng phát theo chu kỳ nên rất khó chẩn đoán. Vì vậy, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm như ung thư dạ dày có thể xảy ra.

  • Hội chứng ruột kích thích

Bệnh nay gây đau bụng mãn tính, khiến hoạt động của ruột thay đổi nhưng không gây viêm nhiễm, chảy máu trực tràng hoặc phát triển thành ung thư. Nguyên nhân đau dạ dày này phổ biến hơn ở nữ giới, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau để giảm triệu chứng bệnh.

  • Stress, căng thẳng

Căng thẳng Stress dẫn tới cao huyết áp, mất ngủ, đau đầu và các vấn đề về dạ dày khác. Tình trạng căng thẳng kéo dài gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, kém ăn, sụt cân và đau bụng kéo dài dai dẳng.

  • Ngộ độc thực phẩm

Nguyên nhân đau dày do ngộ độc thực phẩm thường kéo dài từ 1 – 2 ngày, có thể lâu hơn nếu ngộ độc do virus. Tình trạng này cần được cấp cứu kịp thời nếu không có thể dẫn tới tử vong.

  • Ung thư

Bất kỳ bộ phận nào của cơ thể như tuyến tụy, gan, túi mật, dạ dày… bị ung thư đều là nguyên nhân đau dạ dày và các triệu chứng thường phát tác ở giai đoạn muộn.

  • Ảnh hưởng của thuốc kháng sinh

Các loại thuốc ngừa loãng xương, duy trì mật độ xương, nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroids… đều có nguy cơ dẫn tới tác dụng phụ như đau bụng, đau dạ dày, viêm dạ dày, u loét dạ dày.Nguyên nhân và biểu hiện viêm loét dạ dày tá tràng - CayChi.Vn

Đau dạ dày ở vị trí nào? Bên nào?

  • Đau dạ dày thường gặp phải khi niêm mạc bị tổn thương nặng nề do các vết loét. Tình trạng này gây nên những cơn đau vùng bụng thường xuyên, kèm theo chứng ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu,… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.
  • Biểu hiện đau dữ dội hoặc âm ỉ dai dẳng ở những cơ quan nằm trong vùng bụng. Đặc biệt, những cơn đau dạ dày thường rất đặc trưng. Tuy vậy, trong chẩn đoán phục vụ điều trị thì cần xác định vị trí chính xác của cơn đau thì mới cho kết quả chính xác. Ngoài ra, tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng của bệnh lý mà vị trí đau khu trú cũng khác nhau. 
  • Cơn đau dạ dày thường rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác liên quan đến đại tràng, thận, tuyến tụy, đường tiết niệu, tuyến mật… vì cũng là đau tại vùng bụng nói chung. Tóm lại, việc xác định chính xác của vị trí đau là công tác cần thiết nhằm loại bỏ những nhầm lẫn thường gặp trong quá trình chẩn đoán và điều trị cho người bệnh.
  • Người bị đau dạ dày cần để ý đến 3 vị trí sau: Đau vùng thượng vị, đau vùng bụng giữa và đau phía trên bên trái.
  • Đối với đau vùng thượng vị: Đây là vùng nằm dưới vùng xương ức và trên vùng rốn. Cơn đau xuất phát từ đây có thể lan đến vùng lưng và ngực, người bệnh có thể đau tức ngực hoặc đau âm ỉ kéo dài.
  • Đối với đau dạ dày vùng giữa bụng: Đây là vùng chứa nhiều cơ quan nội tạng nhất nên khá khó để người bệnh phân biệt. Vị trí đau sẽ ở xung quanh vùng rốn và lan rộng xuống vùng bụng bên phải. Người bệnh thường cảm thấy khó tiêu, buồn nôn, đầy bụng, ợ chua kèm theo những cơn quặn thắt, âm ỉ. Lúc này, người bệnh nên sắp xếp thời gian đi bệnh viện thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
  • Đối với đau vùng phía trên bên trái: Đau dạ dày ở vị trí này người bệnh sẽ luôn thấy nóng bụng, đau và hay cảm thấy đói, cơn đau sẽ giảm đi khi ăn nhưng ăn xong lại bị tức bụng, đầy hơi. Khi bị đau ở vị trí này người bệnh cần tránh tất cả các loại nước uống như cà phê, nước có gas, các thực phẩm chua cay. Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Các tin khác