Hiện nay, phụ nữ mắc bệnh phụ khoa ngày càng nhiều, các vấn đề liên quan đến vô sinh, hiếm muộn ở chị em phụ nữ ngày càng gia tăng. Điều đáng lo ngại ở đây là rất nhiều người không có điều kiện đi khám, không xác định được triệu chứng của bệnh cũng như không dám thổ lộ, e dè và ngại trong vấn đề hỏi đáp và khám chữa bệnh. Đây là một sai lầm vô cùng lớn và chính nó đã khiến cho chị em đến gần với nguy cơ vô sinh, hiếm muộn. Mặc dù là căn bệnh không gây chết người ngay tức khắc nhưng các bệnh phụ khoa nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại hệ lụy vô cùng nghiêm trọng nhất là nguy cơ vô sinh. Và điều đáng tiếc là nhiều chị em chưa thực sự hiểu về các bệnh này.
Dưới đây là một vài hỏi- đáp liên quan đến bệnh cần lưu ý:
1. Khi bị huyết trắng rất nhiều, màu vàng xanh, có mùi hôi, ngứa có phải là bệnh phụ khoa hay không?
Khi chị em xuất hiện bất thường ở vùng âm đạo như dịch tiết âm đạo lượng nhiều màu trắng xám hoặc vàng xanh, đặc, có mùi hôi tanh thường kèm theo ngứa thì nguyên nhân là do nhiễm tạp khuẩn. Nếu thấy lượng khí hư ra nhiều và kèm theo các triệu chứng bất thường thì cần phải đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách.
2. Ngồi lâu một chỗ có phải là một trong nguyên nhân gây các bệnh phụ khoa hay không?
Nếu bạn thường có thói quen ngồi làm việc lâu trước máy tính, ít vận động thì đây cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa vì làm “cản trở” quá trình hồi lưu máu về các cơ quan sinh sản ở phần bụng dưới. Sức nặng vùng bụng cũng gây nên những “áp lực” cho tử cung, dạ con và các cơ quan sinh sản khác. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm, các vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công và gây nên các bệnh ở “vùng kín”.
3. Khi bị các bệnh phụ khoa có được quan hệ vợ chồng không?
Khi bị các bệnh phụ khoa, chị em cần tránh quan hệ tình dục vì không những lây cho bạn tình mà còn gây viêm nhiễm nặng hơn. Tần suất “yêu” vượt mức cho phép luôn khiến cho âm đạo ở vào trạng thái bị kích thích cao độ, làm tổn thương các lớp niêm mạc và giảm khả năng kháng viêm, từ đó có thể dẫn tới xuất huyết hoặc chảy máu âm đạo cũng là một phần nguyên nhân của các bệnh phụ khoa. Vì vậy trong thời điều trị bệnh nay tuyệt đối không quan hệ vợ chồng để tránh bệnh nặng hơn.
4. Dùng thuốc tránh thai thường xuyên có dẫn đến vô sinh, hiếm muộn?
Thuốc tránh thai không ảnh hưởng đến khả năng có con vì thuốc chỉ chứa hormone ngăn rụng trứng chứ không ức chế sự phát triển của buồng trứng. Khi ngừng dùng thuốc, trứng sẽ rụng trở lại, chậm nhất là trong vòng vài tháng. Lúc đó, bạn lại có khả năng thụ tinh và mang thai bình thường.
Tuy nhiên, thuốc tránh thai có những tác dụng phụ có thể khiến chị em cảm thấy không dễ chịu. Và trong một số trường hợp, lạm dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài không theo chỉ định của bác sĩ có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc, bao gồm cả nguy cơ dẫn đến vô sinh.
5. Để điều trị vô sinh, hiếm muốn cần làm những xét nghiệm?
Đối với người vợ: Làm các siêu âm, xét nghiệm định lượng nội tiết. Tùy từng xét nghiệm, phải được làm theo đúng ngày nhất định trong chu kỳ kinh, chụp X-quang tử cung- vòi trứng (HSG): Thường thực hiện sau khi sạch kinh, nội soi chẩn đoán
Đối với người chồng: Hầu hết tất cả người chồng đến khám hiếm muộn đều phải thử tinh dịch đồ (phân tích tinh dịch). Đây là xét nghiệm cơ bản và cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho dù nguyên nhân hiếm muộn vì chồng hay vợ. Tùy tường trường hợp thì chi phí điều trị khác nhau của từng cặp vợ chồng.
Mong những chia sẻ hữu ích của chúng tôi sẽ giúp bạn phần nào hiểu được căn bệnh phụ khoa và từ đó có cách phòng tránh và điều trị kịp thời, hợp lý.