Chăm sóc và hỗ trợ điều trị viêm mũi xoang tại nhà

07/10/2019 admin
Chăm sóc và hỗ trợ điều trị viêm mũi xoang tại nhà

Trong một năm, bạn sẽ vài lần mắc phải những triệu chứng rất khó chịu như nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng, ho, v.v. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn một số phương pháp có tác dụng hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu.

 

1. Mát-xa kết hợp ấn huyệt

Viêm xoang là do ứ đọng dịch nhầy gây tắc các hốc xoang. Các động tác mát-xa mũi sẽ làm ấm luồng khí huyết và kích thích sự lưu thông máu ở các hốc xoang, từ đó giảm thiểu sự ứ tắc đồng thời dẫn nhiều thực bào đến vùng viêm nhiễm để tiêu diệt vi khuẩn. Mát-xa vùng xoang đau nhức từ 10 - 20 lần đến khi thấy vùng mũi ửng đỏ thì mới đạt hiệu quả điều trị.

Kết hợp mát-xa bằng tinh dầu và ấn huyệt từ 3-7 lần mỗi ngày để tăng hiệu quả:

  • Huyệt nghinh hương: Nằm hai bên cánh mũi, từ mắt thẳng xuống. Thao tác mát-xa hai huyệt này giúp giảm nhức đầu và nghẹt mũi, đau răng và giảm căng thẳng.
  • Huyệt toản trúc: Nằm đối xứng dưới chân lông mày ở phía trong. Thực hiện mát-xa huyệt toản trúc bằng cách ấn hoặc xoa theo vòng tròn trong vòng một phút sẽ có tác dụng giảm đau đầu, giảm chảy nước mũi và cải thiện thị lực.

 

2. Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Việc chườm khăn nóng có thể làm giảm áp lực trên xoang mũi, làm lỏng và giúp dịch nhầy dễ thoát ra hơn. Trong khi đó chườm khăn lạnh lại giúp giảm đau bằng cách thắt các mạch máu ở vùng xoang mũi lại. Bất cứ vùng xoang nào bị đau bạn cũng có thể áp dụng cách này.

Hãy chuẩn bị một chiếc khăn nhúng nước nóng, vắt ráo và chườm lên trán và mũi trong 3 phút. Lấy khăn đã nguội ra và lập tức đắp chiếc khăn khác đã thấm nước lạnh vào vị trí ban nãy trong 30 – 45 giây. Bạn nên lặp lại quá trình này từ 4 – 5 lần mỗi ngày cho đến khi đạt được hiệu quả tốt nhất.

 

3. Tận dụng các nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp để đẩy lùi triệu chứng nhanh chóng

Sữa chua và trái dứa

Probiotic lactobacillus trong sữa chua giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, hạn chế tình trạng viêm xoang nặng do ảnh hưởng từ các chứng dị ứng khác.

Ăn kết hợp sữa chua với các loại trái cây là một cách tuyệt vời để cơ thể kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Trong đó, sữa chua và dứa là sự kết hợp vô cùng hoàn hảo, vì trong dứa chứa enzyme Bromelain giúp tăng điều tiết dịch nhầy trên niêm mạc mũi, hạn chế tình trạng nghẹt mũi và phù nề. Mách nhỏ, bạn không nên bỏ phần lõi dứa, bởi đây là phần tập trung enzyme Bromelain nhiều nhất.

cham-soc-va-ho-tro-dieu-tri-viem-mui-xoang-tai-nha

Nghệ 

Nghệ có chứa các thành phần chống oxy hoá, chống dị ứng, chống viêm và hồi phục vết thương nhanh. Nghệ giúp cơ thể chống lại bệnh viêm mũi dị ứng, viêm họng nhờ khả năng tăng cường hệ miễn dịch.

Khi vừa xuất hiện triệu chứng, bạn hãy pha một ít nước nóng với nửa muỗng bột nghệ và một muỗng mật ong, uống mỗi ngày một lần cho đến khi dứt triệu chứng. 

cham-soc-va-ho-tro-dieu-tri-viem-mui-xoang-tai-nha  

Tỏi

Thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh Allicin chống lại các vi khuẩn gây bệnh, tinh dầu tỏi có công dụng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm. Với những thành phần này, tỏi hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng của viêm mũi xoang rất hiệu quả. 

Cách chữa triệu chứng viêm mũi xoang bằng tỏi rất đơn giản. Bạn chỉ cần ăn một vài tép tỏi sống trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa. Lưu ý rằng tỏi sẽ không còn tác dụng này khi đã được nấu chín.

Có một số hướng dẫn kết hợp tỏi với mật ong, tỏi với muối, hoặc dùng nước ép tỏi tươi để nhỏ mũi hoặc bôi vào trong thành mũi để chữa viêm xoang. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng khuyến cáo không nên thực hiện các mẹo này vì tính nóng và sát khuẩn cao của tỏi, cũng như muối và mật ong có thể làm tổn thương niêm mạc mũi, làm cho thành mũi bị phù nề, tắc đường thở.

 

4. Thường xuyên vệ sinh mũi xoang

Vệ sinh mũi xoang đang là phương pháp hiện đại được nhiều người lựa chọn. Theo các bác sĩ chuyên khoa, cần lưu ý một số điểm khi dùng các sản phẩm xịt mũi, rửa mũi. 

 ````````````````````````````````

  • Không nên dùng xi lanh để rửa mũi. Thay vào đó, hãy sử dụng thiết bị vệ sinh mũi chuyên dụng. 

  • Không nên tự pha dung dịch để rửa mũi. Nên dùng dung dịch pha sẵn và có bổ sung thành phần kháng khuẩn, giảm viêm để đạt hiệu quả tốt nhất.

 Trên đây là những phương pháp mang tính hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng, không dùng để thay thế thuốc chữa bệnh. Người bệnh cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Các tin khác