1. Xoa mặt/ đầu: dùng 2 bàn tay xoa khắp các bộ phận trên đầu tính từ cổ lên như mắt, mũi, tai (vành tai, ốc tai), đầu tóc, cổ, gáy, mặt, trán…không bỏ chỗ nào. Xoa nhẹ nhành, kỹ khoảng 10-15 phút. Nên xoa vào buổi sáng hoặc khi rảnh, ngày ít nhất 1 lần.
2. Kéo gối, ép bụng.
- Chỗ nằm để tập: ấm (giường, phản, nền nhà ấm…), phẳng, cứng.
- Mặc đồ rộng, thoải mái.
- 2 bàn tay chắp vào nhau, đặt vào ống đồng 1 bên chân, kéo ép sát vào bụng rồi bỏ ra ngay (không cần giữ), chân kia vẫn duỗi thẳng. Sau đó làm tườn tự chân kia, đổi chân liên tục.
- Tập sau ăn 30-40 phút là tốt nhất, mỗi lần tập 200 cái cho 2 chân, có thể nghỉ khi mệt rồi tập tiếp đủ ít nhất 200 cái. Kết thúc để 2 bàn tay trồng lên nhau và đặt trên rốn, miệng ngậm và thở bằng mũi đến khi khỏe bình thưởng thì dừng.
- Có điều kiện thì tập ngày 3 lần, không thì khi rảnh ít nhất ngày 1 lần.
3. Vỗ tay 4 nhịp.
Đứng 2 chân ngang vai, tay chân đứng thẳng nhưng thư giãn, không căng cứng cơ thể.
2 bàn tay vỗ vào nhau theo thứ tự:
- Sau: 2 bàn tay vỗ vào nhau phía sau lưng và đầu hơi cúi phía trước.
- Trên: 2 bàn tay vỗ vào nhau phía trên đầu và mặt ngửa lên nhìn trời.
- Sau: 2 bàn tay vỗ vào nhau phía sau lưng và đầu hơi cúi phía trước.
- Trước: 2 bàn tay vỗ vào nhau phía trước mặt và đầu cúi gập phía trước.
- Tập mỗi lần như vậy với 4 nhịp khoảng 10-15 phút, tập khi rảnh.
4. Tổ hợp xoa bàn tay + chắp tay: tăng cảm nhận, nhạy cảm cho cơ thể.
- Ngồi xếp bằng bán tọa, lưng thẳng hoặc ngồi trên ghế, buông chân xuống và giữ lưng thẳng. Chỗ ngồi phải ấm mông.
- 2 bàn tay xoa tròn theo chiều kim đồng hồ, để thấp dưới rốn. Xoa tròn khi mỏi có thể xoa dọc rồi lại xoa tròn. Xoa trong khoảng 5-10 phút khi thật mỏi thì dừng và để 10 đầu ngón tay chụm vào nhau, ngồi thư giãn, để ý hơi thở.
- Cứ thế làm tiếp tục làm trong khoảng 20 phút đến khi nào thấy nhiệt nóng bốc lên tai, lên đầu là đạt yêu cầu.
5. Xoa bàn chân.
Tối 2 bàn chân tự xoa vào nhau cho nóng lên, nghỉ rồi lại xoa tiếp, lặp đi lặp lại 2-3 lần.
6. Xoa bóp, vê 10 đầu ngón tay, 10 đầu ngón chân:
Ngày làm nhiều lần, mỗi lần 1 – 2 vòng khắp 10 đầu ngón tay và chân sẽ giúp kích thích các đầu mút dây thần kinh chạy dọc khắp cơ thể.
7. Với người khỏe mạnh (dân võ, tập thể hình…) mà bị viêm mũi xoang thì nên ngồi thiền, rèn luyện lại hơi thở, điều chỉnh lại vòng quay của khí trong cơ thể sẽ làm cho kinh mạch được điều hòa trở lại. Trường hợp này thường do tập luyện chưa đúng làm kinh mạch bị đảo lộn nên cần điều chỉnh lại cho đúng thì sẽ ổn
Thạc sĩ, lương y. Đỗ Duy Thắng