Những người bị viêm mũi xoang mạn tính cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng để cải thiện, củng cố và phục hồi lại sức khỏe miễn dịch của cơ thể mới có thể điều trị được triệt để và lâu dài. Niêm mạc mũi là vùng rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương nhất của cơ thể nên cần được chăm sóc đặc biệt nếu muốn có một sức khỏe tốt.
Cụ thể chế độ dinh dưỡng cho người viêm mũi xoang dựa trên tiêu chí: Lành mạnh, sạch, an toàn và đầy đủ dinh dưỡng. Sau đây là những loại thực phẩm được chia làm 2 nhóm cụ thể như sau.
I. Nhóm lên ăn, ăn nhiều: Xếp theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống.
Nhóm kháng tinh bột: là những thực phẩm có nhiều chất xơ rất tốt cho hệ vi khuẩn có lợi sinh sôi và phát triển, nhóm này cần được ưu tiên sử dụng càng nhiều càng tốt bao gồm: Khoai lang, rau lang, củ sắn, củ đậu, quả đậu bắp, chuối xanh nấu canh, củ chuối, Xoài xanh, Quả Bơ, Bột sắn dây…
Nhóm rau họ cải: Cải bắp, súp lơ xanh, súp lơ trắng, cải thảo, cải đắng, cải bẹ, ngồng cải bẹ, cải ngọt, cà rốt, Su hào, cải xoong, cải cúc…đặc biệt Củ cải.
Nhóm rau sống: kinh giới, tía tô, bạc hà, húng bạc hà, húng chó, Xà lách…
Nhóm rau xanh: Rau ngót, rau lang, mồng tơi, rau đay, lá lốt, diếp cá, rau má, lá mơ, lá xương sông, cúc tần…
Nhóm gia vị: nên được sử dụng nhiều: Hành (hành ta, hành tây, hành lá), lá hẹ, tỏi, gừng, hạt tiêu…
Nhóm thịt: chủ yếu các loại cá, tôm, cua, thịt trắng như gà, vịt, ngan, lợn…nhưng ăn hạn chế, khi nấu nên chế biến với nhiều gia vị ở trên để thêm hấp dẫn và đặc biệt khử (hạn chế) yếu tố hàn lạnh, dị ứng cho cơ thể. Mỗi ngày cũng chỉ nên ăn không quá 150g thịt tươi cho cả 3 bữa. Các sản phẩm thịt nuôi công nghiệp thì nên hạn chế càng nhiều càng tốt.
Trứng: nên ăn trứng gà nuôi kiểu truyền thống ăn thóc.
Các loại đậu: nên ăn loại đã được lên men như đậu phụ, nước tương lên men càng để lâu càng tốt. Các loại đậu khác nên được nấu trong nồi áp suất để thủy phân được tối đa các chất đạm trước khi vào cơ thể.
Hoa quả: nên ăn hoa quả tươi theo mùa và ở địa phương để hạn chế tối đa chất bảo quản trong quá trình vận chuyển từ nơi khác đến. Đặc biệt các loại hoa quả nhập ngoại nên tránh vì họ sẽ phải sử dụng rất nhiều chất bảo quản mới giữ cho hoa quả không bị hỏng.
Uống đủ nước: nước trắng, nước ấm kể cả mùa hè, trung bình hơn 2,5lit/ngày để làm loãng dịch mũi và thải ra ngoài dễ dàng hơn. Lúc đó các chất cặn bẩn, vi khuẩn, virus sẽ được tống ra ngoài nhanh hơn. Có thể uống nước trà thảo mộc loại có lợi cho đường hô hấp, viêm mũi xoang.
Các loại ngũ cốc có hàm lượng omega3 cao như: hạt rẻ, óc chó, gấc, dầu dừa, vừng đen/trắng… có tính kháng viêm cao.
Tăng cường ăn các loại dầu sau: dầu oliu, dầu dừa, dầu vừng, mỡ cá… được ép lạnh sẽ tốt nhất.
Chú ý: cần ăn chậm, nhai kỹ, chú ý và phải biết mùi, vị khi ăn. Nên ăn trong 30phut/ bữa để thức ăn được tiêu hóa ngay từ khoang miệng, giảm gánh nặng tiêu hóa cho dạ dạy và giúp cơ thể hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng trong thức ăn.
II. Nhóm hạn chế, tránh ăn càng nhiều càng tốt:
Rượu bia, nước đóng chai đều rất hại cho hệ miễn dịch, hệ enzyme của cơ thể. Vì vậy nên được hạn chế càng nhiều càng tốt.
Các thức ăn nhanh có sử dụng rất nhiều chất bảo quản và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm cũng giảm đáng kể nên làm suy giảm sức khỏe hệ vi khuẩn, làm giảm sức miễn dịch của cơ thể như: Đồ hộp, các loại mì tôm, bánh kẹo, bánh mì có nguồn gốc từ bột mì…
Không nên sử dụng sữa và các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa bò.
Không nên ăn các thịt đỏ có độ đạm cao: thịt chó, thịt bò, thịt bê, thịt dê, tôm biển có độ đạm cao hay các loại thịt gây dị ứng cho cơ thể.
Không nên ăn nội tạng động vật.
Không hút thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá gây nghiện.
Đặc biệt không ăn các thức ăn dạng chiên rán, sào mà thay vào đó là ăn sống, nấu, luộc hoặc hấp để hạn chế tối đa tạo ra các chất độc trong quá trình chế biến ở nhiệt độ cao.
Không nên ăn Lạc (đậu phộng) và các sản phẩm từ lạc như dầu lạc.
Không nên ăn nhiều mỡ động vật, đặc biệt mỡ bò, hạn chế mỡ lợn.
Không ăn hoa quả có tính hàn lạnh cao như Cam, nước dừa…sẽ làm tăng tiết dịch ở mũi.
Không nên ăn/ uống đồ lạnh như Café đá, nước đá, kem, sữa chua đá...
Hạn chế ăn họ bầu bí: mướp, bầu, bí xanh, bí đỏ,
Không ăn họ cà: cà chua, cà pháo, cà tím, cà trắng…
III. Dinh dưỡng bổ sung:
Do thức ăn hiện nay đa số không đủ và không đảm bảo dinh dưỡng nên có điều kiện chúng ta nên bổ sung thêm các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng có chất lượng cao để củng cố tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Quan trọng là sản phẩm bổ sung phải là loại đảm bảo chất lượng cao vì sản phẩm chất lượng thấp thì cơ thể lại phải thêm một bước loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể do sản phẩm bổ sung đó gây ra. Các sản phẩm nên dùng như:
- Vitamin và muối khoáng tổng hợp được xây dựng trên nguyên tắc cân bằng giữa các thành phần để đảm bảo việc hấp thụ tốt nhất, đây là sản phẩm nền cho cơ thể.
- Dầu cá omega3: tăng cường lưu thông máu, tăng khả năng kháng viêm cho cơ thể.
- Men tiêu hóa: loại có đủ ít nhất 5 nhóm Enzyme, vi khuẩn có lợi cho cơ thể.
- Nhóm khoáng Calci/Magie..
- VitaminC liều cao.
- VitaminD3 liều cao trung bình 5000IU/ngày.
- Và các sản phẩm có tính tăng miễn dịch cao như Beta Glucan, Sản phẩm chiết xuất từ hạt nho, Glutathion…
Các sản phẩm dinh dưỡng này sẽ bù đắp lượng dinh dưỡng thiếu hụt từ thực phẩm ăn hàng ngày cho cơ thể.
Thạc sĩ, lương y. Đỗ Duy Thắng