Bài 2. KHÁI NIỆM – PHÂN LOẠI – TRIỆU CHỨNG VIÊM MŨI XOANG

19/12/2019 admin
Bài 2. KHÁI NIỆM – PHÂN LOẠI – TRIỆU CHỨNG VIÊM MŨI XOANG

I. Xoang là gì?

Xoang là khối xương rỗng trong đầu. Các khối xương rỗng này (sau này gọi là xoang) kết nối trực tiếp với mũi. Nhờ có các xoang này mà đầu được nhẹ. Tùy vào vị trí các xoang mà người ta chia ra làm các loại xoang:

  • Xoang hàm: vùng hốc xương rỗng ở gò má
  • Xoang trán: vùng hốc xương rỗng ở trán
  • Xoang bướm: vùng hốc xương rỗng ở phía trong đầu
  • Xoang sàng trước: vùng hốc xương rỗng ở hốc mắt
  • Xoang sàng sau: vùng hốc xương rỗng ở phía sau đầu.

II. Khái niệm về viêm mũi xoang.

Viêm mũi xoang nói chung bao gồm viêm mũi dị ứng và viêm hốc xoang ở thể cấp tính và mạn tính sau này gọi chung là Viêm mũi xoang.

Viêm mũi xoang hiện nay có 3 quan điểm khác nhau dưới góc độ Tây y, Đông y và Miễn dịch học, vì vậy ở đây chúng tôi sẽ đưa ra 3 khái niệm về viêm mũi xoang dưới 3 quan điểm như vậy. Từ 3 khái niệm này cũng sẽ dẫn đến nguyên nhân và điều trị khác nhau theo hướng nhìn khác nhau đó

1. Tây y.

Viêm mũi xoang là hiện tượng viêm nhiễm do vi khuẩn, virus xảy ra tại niêm mạc ở mũi và các hốc xoang.

2. Đông y.

Viêm mũi xoang là do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt làm phế khí bị mất điều hòa gây nên.

3. Miễn dịch học.

Viêm mũi xoang là do sức khỏe miễn dịch tại niêm mạc mũi bị suy giảm nghiêm trọng, không còn đủ sức chống lại sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai bên ngoài như vi khuẩn, virus, ô nhiễm môi trường, sự biến đổi đột ngột của thời tiết…nên dẫn đến các triệu chứng của bệnh viêm mũi xoang.

III. Phân loại

1. Viêm xoang.

*** Viêm xoang cấp tính: có thời gian bệnh dưới 12 tuần. Có các loại như sau

*** Viêm xoang mạn tính: có thời gian bệnh trên 12 tuần

2. Viêm mũi dị ứng.

IV. Triệu chứng

Có tất cả năm triệu chứng chính:

1. Đau nhức: vùng bị nhức tùy theo vùng xoang bị viêm:

  • Xoang hàm: nhức vùng má.
  • Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.
  • Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.
  • Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.

2. Chảy dịch: 

Viêm xoang thường gây ra hiện tượng chảy dịch, tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng. Viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng. Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác lờ đờ ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ.

Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bệnh mới bị hay bị lâu năm, dịch nhầy sẽ có màu trắng đục, màu vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi, khẳn hoặc dịch trong đối với viêm mũi dị ứng

3. Nghẹt mũi: Đây là triệu chứng phổ biến của mũi khi bị viêm xoang. Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả hai bên.

4. Điếc mũi:

Ngửi không biết mùi. Thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.

5. Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng thường gây ra các triệu chứng: Ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài vào buổi sáng hoặc khoảng 10h tối, thường có chảy dịch mũi trong suốt, không màu và nghẹt mũi.

Chú ý:

  • Trường hợp đặc biệt viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi.
  • Viêm xoang khó phát hiện: không có các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi.
  • Viêm xoang dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên.

Thạc sĩ, Lương y. Đỗ Duy Thắng.

 

Các tin khác