Bài 10. MỘT SỐ MÓN ĂN TỐT CHO VIÊM MŨI XOANG

20/12/2019 admin
Bài 10. MỘT SỐ MÓN ĂN TỐT CHO VIÊM MŨI XOANG

1. Món dưa hành tỏi chua

Chú ý: MÓN NÀY KHÔNG DÙNG CHO NGƯỜI HUYẾT ÁP CAO VÀ HUYẾT ÁP KHÔNG ỔN ĐỊNH.

Thành phần: Hành củ (tươi, khô); Tỏi tía; Gừng tươi; Chanh tươi; Đường; Nước mắm ngon.

Cách làm:

+ Hành củ, Tỏi, Gừng thái nhỏ cho vào bát sứ (thủy tinh).

+ Vắt chanh tươi trộn đều vào để khử mùi hôi của tỏi, hành.

+ Thêm đường vừa đủ, trộn đều.

+ Thái nhỏ vỏ chanh trộn cùng với phần trên, dùng cả hạt chanh.

+ Thêm nước mắm ngon vào vừa đủ.

Cách dùng: Ăn được ngay sau khi làm như một món muối dưa chua.

Tác dụng:

+ Tác dụng mạnh cho đường hô hấp: ho, viêm họng, viêm mũi xoang.

+ Tác dụng tốt cho cảm cúm, cảm lạnh.

+ Tốt cho người táo bón, lạnh bụng, huyết áp thấp, người bị phong tê thấp, tê bì tay chân, người hay cảm lạnh.

+ Hỗ trợ tăng cường miễn dịch tốt.

2. Siro Chanh gừng:

Thành phần: Gừng tươi; Chanh tươi; Muối trắng; Mật ong.

Cách làm:

+ Gừng thái nhỏ cho vào cốc thủy tinh.

+ Chanh tươi thái mỏng cả vỏ và hạt cho vào cốc trên.

+ Thêm chút muối trắng trộn đều.

+ Thêm mật ong vào ngập chanh, gừng vừa đủ.

Cách dùng: có thể ăn được ngay sau khi làm hoặc ngâm vài tiếng sẽ ngon hơn.

Tác dụng:

+ Tác dụng mạnh cho đường hô hấp: ho, viêm họng, viêm mũi xoang.

+ Tác dụng tốt cho cảm cúm, cảm lạnh.

+ Tốt cho người táo bón, lạnh bụng, huyết áp thấp, người bị phong tê thấp, tê bì tay chân, người hay cảm lạnh.

+ Hỗ trợ tăng cường miễn dịch tốt.

3. Đậu đen nảy mầm.

Đậu đen đem nảy mầm, phơi khô, sao vàng và nghiền thành bột mịn.

Cách dùng: lấy 1 thìa ăn cơm, pha với nước sôi và uống lúc bụng đói như buổi sáng, giữa bữa mà thấy đói.

Tác dụng: Theo sách Dược tính chỉ nam có ghi

- Phá được ác huyết của đàn bà: tốt cho phụ nữ bị tắc kinh, rong kinh, chậm kinh và nhiều tháng không thấy kinh, rối loạn kinh nguyệt.

- Bồi bổ cơ thể cho người yếu, bổ sung nhiều chất xơ.

- Bồi bổ thận khí, giúp ích nhiều cho người Tê thấp, gân xương đau nhức, chân tay yếu đuối.

- Tiêu được bệnh phù thũng, nhuận được đại tràng nên làm giảm được nước, mỡ thừa trong cơ thể.

- Trừ được khí nóng, đầy hơi trong dạ dày nên hiệu quả cho người có vấn đề dạ dày.

  

4. Trà lá chanh tươi.

Cách làm: lấy 1 lắm lá chanh tươi cho vào ấm pha trà, rót nước sôi vào hãm như hãm trà xanh.

Cách dùng: sau 3-5 phút, rót uống ấm một cốc to, có thể thêm mật ong hoặc đường nếu muốn.

Tác dụng: phát tán phong hàn, giảm triệu chứng viêm mũi xoang, tắc mũi, cảm cúm.

Chú ý: nếu không có lá chanh thì có thể thay bằng quả chanh tươi, lấy vỏ chanh là chính, trong vỏ chanh có tinh dầu còn trong lõi chỉ có nước chanh.

    

5. Món rau sống.

Thành phần: Xà lách, tía tô, kinh giới, húng bạc hà, húng chó, rau ngổ, lá đinh lăng non, lá lốt…

Pha nước chấm ngon và dùng ăn hàng ngày.

Tác dụng: phát tán phong hàn, giúp giải cảm, tốt cho người viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp.

Thạc sĩ, lương y. Đỗ Duy Thắng

Các tin khác