- Công dụng
- Hỗ trợ tốt cho người đau khớp háng, đầu gối, đau đầu, thường xuyên vận động nặng, căng cơ,...
- Đối với người bị thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng thì bài tập có hiệu quả rõ rệt.
- Đặc biệt là hiệu quả cho các bệnh táo bón, trĩ, đại tràng, dạ dày,..
- Tăng cường chức năng gan, thận, giải độc, giải nhiệt, chống táo bón,..
- Chỗ tập:
Mục đích để khí huyết (máu) được lưu thông nhanh, mạnh và dễ dàng nhất nên cần lưu ý chỗ tập như:
- Phẳng
- Cứng
- Ấm lưng: không nằm nền gạch, phản gỗ, chiếu trúc, chiếu tre.
- Thoáng khí, không dùng quạt gió, không điều hòa.
- Kỹ thuật
- Mặc đồ rộng, thoải mái, không bó sát người
- Nằm ngửa thoải mái, thư giãn (không vướng víu), không dùng gối đầu.
- 2 bàn tay đan vào nhau, đặt vào giữa ống chân (ống đồng), kéo ép 1 chân vào bụng, chân kia vẫn duỗi thẳng. kéo xong nhả tay luôn (không cần giữ lâu) và lại đổi chân kia.
- Mỗi lần tập 200-300 cái (tổng 2 chân)
- Khi tập được 50-60 cái mà mỏi quá thì nằm nghỉ 30 giây, 2 bàn tay đặt chồng lên nhau và đặt lên đúng rốn, miệng ngậm chỉ để mũi thở bình thường (không điều khiển hơi thở). Sau khi nghỉ lại tập tiếp cho đủ 200-300 cái.
- Cuối cùng khi kết thúc tập, ngậm miệng, thở tự nhiên bằng mũi và đặt 2 bàn tay chồng lên nhau, chồng lên đúng rốn. Nằm nghỉ 1-2 phút cho thư giãn rồi mới dậy. ĐÂY LÀ CHỐT QUAN TRỌNG KHÔNG ĐƯỢC BỎ QUA, QUYẾT ĐINH 50% GIÁ TRỊ BÀI TẬP
Chú ý:
+ NGƯỜI HUYẾT ÁP CAO: miệng đếm thật to thành tiếng (cả nhà nghe thấy càng tốt) và tập chậm để hạ huyết áp.
+ NGƯỜI HUYẾT ÁP BÌNH THƯỜNG VÀ THẤP: không cần đếm thành tiếng phát ra ngoài.
- Thời gian tập
- Sau ăn 30-40 phút là tập được.
- Tập ngày 3 lần nếu có thời gian hoặc tập khi rảnh.
- Sáng có thể tập chút trước khi ra khỏi giường (5-10 phút), tối chịu khó tập đủ bài.
Chú ý: Kiên trì 1 tháng đầu tiên liên tục vì đây là thời gian điều trị. Sau 1 tháng đầu thì cố gắng duy trì tuần 3- 4 lần tập. Đặc biệt mỗi khi ăn đồ nóng, uống rươu bia BẮT BUỘC PHẢI TẬP để làm quân bình nhiệt trong người và đào thải nhiệt nóng ra sẽ hỗ trợ rất tốt cho cơ thể.
- Kết quả
- Thấy đi đại tiện nhẹ nhàng, phân khuôn.
- Bụng nhẹ, không bị đầy hơi.
- Đi đại tiện không thấy ra máu tươi như mọi khi (trĩ đã giảm và hết bệnh)
- Người thấy thoải mái, thư giãn,
- Không còn hoặc nhiệt miệng giảm rõ rệt.
Thạc sĩ, Lương y. Đỗ Duy Thắng.